Hồng Bàng Lập Quốc Ký Rewrite

Chương 29: Các làng lân cận



Quyển I: Nó là Hoàng Anh Kiệt

Chương 29: Các làng lân cận

Hoàng Anh Kiệt lấy lý do đi kiểm tra hàng bán ra, tiện thể làm công tác hậu mãi cho người mua để đi sang làng khác nhằm tránh bị để ý. Dù không biết rằng hai họ kia đang liên minh nhằm chống mình, Kiệt cũng biết rằng không nên để mọi tính toán tơ hơ ra trước mặt người khác, nhất là khi họ cũng đủ thông minh mà lại còn nhiều tiền hơn cậu nữa chứ. Người nghĩ ra phát minh chưa chắc đã là người hưởng thành quả mà thằng giàu tới mức mua được phát minh đồng thời đem phát minh ra áp dụng vào việc kiếm tiền.

Nơi mà Kiệt tới khảo sát là 3 làng liên tục: Thụi, Triêm và Nhâm. Ba ngôi làng này được chọn là bởi vì đường đi tới chỗ chúng tương đối dễ dàng, hơn nữa từ ba làng này có đường để vào huyện lớn. Với mong muốn tìm hiểu rõ ràng về những mặt hàng đang được buôn bán để lập kế hoạch kinh doanh, nên chuyến đi dài này thực sự cần thiết.

Chuyến đi lần này, có tổng cộng là 6 đứa nhóc được đi: Hoàng Anh Minh, Hoàng Anh Kiệt, Đào Thùy Linh, Đào Văn Lộc, Đỗ Bá Tuần và Trương Liêm- em họ ngoại của Tuần. Đám này sở dĩ được đi theo Kiệt là vì những làng kia có luôn cơ sở buôn bán do hai họ kia nhượng ra, nơi đó có thể làm chỗ ở tạm thời trong quá trình đi khảo sát. Như vậy, sẽ rất tiện và tiết kiệm. Đồng thời, đây cũng là cơ hội mở mang đầu óc cho chúng nó, để bọn nó có thể đi nhiều, thấy nhiều, học được nhiều, không cứ mãi nhìn chằm chằm vào những lợi ích nhỏ nhoi trong làng mà cứ tranh đoạt nhưng từng tí từng tí, rồi cản trở sự phát triển của Kiệt. Thậm chí nếu chúng nó có lòng muốn tranh lợi với người ngoài thì càng hay, vì như thế Kiệt sẽ càng có cơ hội phát triển.

Do đây là chuyến đi với lý do là để kiểm tra sản phẩm, bọn nó được cho đi trên xe bò kéo, và đi tới tận những ngôi làng kia. Tới ngôi làng đầu tiên- làng Thụi, Kiệt giao việc cho từng người một, chủ yếu là đi thăm cửa hàng, hỏi việc buôn bán, kiểm tra tính tình nhân viên, hỏi thăm khách hàng,… Còn Kiệt, cậu ta bắt đầu đi tham quan toàn ngôi làng này, xem xét địa thế của làng.

Những món đồ mà Kiệt tạo ra sở dĩ có thể khiến người ta biết tới chính vì nó không chỉ mới mà còn hữu dụng vô cùng. Nhưng những thứ này cũng có một điểm yếu chết người: dễ bắt chước. Một khi nó đi ra những huyện lớn, đám thợ thủ công và đám con buôn lắm tiền hoàn toàn có thể sao chép chúng lại rồi làm ra nhanh hơn, rẻ hơn. Vậy điều gì có thể khiến những thứ cậu làm ra đủ sức chống lại những thứ đồ kia. Đó là kiến thức về thương mại đến từ kiếp trước của Kiệt.

Dù ở kiếp trước, Kiệt không chuyên về kinh tế, nhưng sự bùng nổ của công nghệ thông tin cho phép cậu ta biết nhiều thứ. Một trong số đó là những chiến lược chiếm lĩnh thị trường tiêu biểu: tận dụng sự mới là để thu hút một lượng lớn khách hàng, liên doanh với những thế lực bản địa để có chỗ đứng chân, nắm giữ thông tin khách hàng, dùng thông tin khách hàng như tài nguyên để xây dựng nguồn khách hàng trung thành, thành công. Tuy nhiên, muốn làm được điều này, cũng không thể bỏ qua khả năng cung cấp hàng hóa phải được đảm bảo.

Đường xá thời này xấu kinh khủng, với Kiệt, do ngồi xe bò kéo - chạy chậm rì nên không bị xóc nảy nhiều. Nhưng hàng hóa của cậu ta sau này sẽ cần phải vận chuyển đi nhanh hơn, thì đường xá là vấn đề phải giải quyết, nếu không lúc khách hàng cần lại không có thì chỉ có thể trơ mắt nhìn kẻ khác cướp bát cơm. Vì thế, Kiệt đi quan sát địa thế ngôi làng, là để xem xét con đường giao thông vận tải thích hợp, đồng thời tính toán vị trí lập kho hàng.

Làng Thụi nằm ở vị trí không quá xa bờ biển. Tuy nhiên, nơi này có một điểm không hay là ở đây nước rất nông, thuyền con có thể đi được chứ thuyền trung trung thôi cũng khó đi vào. Tức là nơi đây không hợp với yêu cầu về một cảng bốc hàng lên xuống, nhất là với máy móc cỡ to. Họa may ra sau này có dùng chỗ này để nghỉ mát thì cũng được, do bờ biển đẹp, cát trắng, lại có nhiều dừa.

Hai ngày nghỉ ngơi chỉnh đốn, rồi thu thập thông tin, tình hình sơ bộ về làng Thụi đã được Kiệt nắm rõ ràng. Đây là một ngôi làng nông nghiệp điển hình, có một xưởng rèn, một xưởng mộc nhỏ, một vài nghề phụ, nhưng lao động chủ yếu vẫn tập trung trong khối nông nghiệp. Ngoài trồng lúa và rau, làng Thụi có một ngành nông nghiệp cũng tương đối phát triển: bán dừa. Do có một rừng dừa lớn ở bên, người dân cứ tới vụ là leo lên chặt dừa đem bán cho lái buôn ở huyện hoặc tỉnh. Trước đây thu nhập từ vụ dừa không tính là cao vì thương lái mua giá rẻ, mà công việc nặng nhọc: leo cao, chặt ở thế chơi vơi giữa trời, quả rơi quả rụng thì có khi lại vào đầu nhau,… nhưng do có thêm tí tiền thì tốt nên người dân hăng hái làm. Giờ thì đã khác khi mà một nghề đã len lởi vào làng Thụi- là việc buôn muối lậu. Muối là thứ rất quan trọng với con người, người ta có thể ăn cơm không với muối nhưng tuyệt không thể cứ ăn thịt cá mà không có tí mắm muối nào. Bởi thế, muối là thứ mà triều đình luôn quản chặt, để từ đó thu thuế tốt nhất. Do làng Thụi ở xa huyện lỵ, hơn nữa người nào nắm quyền trong làng đều bị mua chuộc hết, nên việc muối lậu không bị phát giác.

Ngoài ra, khách mua muối từ làng này cũng không phải là người dân, mà là hải tặc. Vâng, là hải tặc. Do không phải vận muối đi nơi khác, người trong làng bao che nhau, làm bao nhiều bán hết tới đó, việc làm và bán muối lậu này không có bị phát giác cũng đúng. Tất nhiên việc này cũng không phải bọn nhóc nói, mà là do mấy người quen của nhà bá hộ Đào và họ Đỗ truyền tin cho. Nhưng tất cả đều dặn bọn nhóc nhớ kín mồm. Nghề này thực sự hái ra tiền, nên những nhà địa chủ ở đây tuy ruộng đất không hơn làng Hồng Bàng bao nhiêu mà giàu có hơn họ Đào nhiều lắm. Vì giàu có nhờ buôn muối là chính, nên ruộng đất hầu như được cho nông dân thuê để trồng trọt với tô thuế rẻ. Nông dân tuy vẫn phải nai lưng ra làm, được cái thu nhập cũng cao hơn. Từ đó, nghề hái dừa không còn được chú trọng, dừa nằm trỏng chơ, rụng đầy ra rồi lại mọc cây con, chẳng ai chú ý cả. Nhưng cũng không ai chặt dừa, vì đó là thứ giúp họ che giấu nghề buôn lậu muối. Lấy lí do bán dừa, lấy quả dừa khô, cho muối vào, chở ra khơi bán cho cướp biển thì ai biết đấy là đâu.

Nghe thì nghe vậy, Kiệt cũng thấy chả nên bép xép hay tố cáo làm gì, vì đám này có làm mấy trò phi pháp này thì mới dễ bị kéo vào trò của Kiệt về sau. Nhưng thôi, cứ nói trước mắt, thì dân làng này giàu hơn làng cậu nên họ cũng thoải mái khi mua những cái máy móc mà dân Hồng Bàng tới. Nhưng có lẽ do ở đây làm những trò phi pháp nhiều, đám trẻ em nơi đây cũng rất thận trọng, chỉ chơi thân với nhau, chứ với đám ngoại lai thì không hề có ý làm quen. Có lẽ bố mẹ chúng nó dặn chăng, chứ tuổi này biết gì chứ.

Ở ngôi làng này thêm vài ngày rồi, Kiệt cũng bọn nhóc tiến về phía tây để tới làng Triêm. Làng Triêm nằm ở sâu trong đất liền, xa biển, mà đường giao thông không quá thông thuận. Làng Triêm mua rất ít máy bơm nước, vì ngay gần ngôi làng là một hồ nước lớn, thoải mái cho họ dùng nước tưới tiêu. Vì thế, năng suất lúa ở đây khá cao. Không bán được máy bơm nước, nhưng Kiệt lại nhận ra đây là một khách hàng tiềm năng vô cùng. Nên nhớ ngoài máy bơm nước, Kiệt còn có máy tuốt lúa, máy quạt thóc và máy xát gạo. Trừ máy xát gạo cần nhiều tiền của, thì hai thứ máy kia sẽ có tác dụng lớn với người dân nơi đây: năng suất lúa gạo cao các công việc sau gặt như tuốt lúa, lọc thóc lép hay xát gạo đều nhiều.

Tiện thể đi thăm quan làng Triêm, Kiệt cũng tìm hiểu thủy văn ở hồ, xem có cách nào xây dựng ở đây một cái máy xát gạo không. Dân làng Triêm cũng khá thoải mái khi bọn nhóc làng Hồng Bàng ra hồ thăm thú. Thậm chí bọn nhóc ở đây còn rủ bọn Kiệt cùng đi bơi với chúng cho vui.

Dân biển với dân sống cạnh hồ, kỳ phùng địch thủ liền. Hai bên trải qua những màn so tài cân tài cân sức như bơi, lặn, nhịn thở, vật nhau dưới nước,… thì cũng đã thân thiết.

Đứa nhóc dẫn đầu đám nhóc làng Triêm gọi là Mếu, Lương Mếu. Thằng này người rắn rỏi, bơi như rái cá, lại có tài nhịn thở và bắt cá cực giỏi. Hết trận so tài, bọn nhóc do nó cầm đầu bắt một mớ cá lên đãi bọn Kiệt ăn sướng cả mồm. Còn bọn ở đây, chúng nó đều không ăn cùng, vì cá là thực phẩm mà bọn nó đã ăn tới phát ngán rồi.

- Sau chúng mày không bán đi mà mua thịt!- Tuần hỏi

- Bán đi đâu!- Thằng Mếu cười- Bọn mày cứ thử đem cá từ đây ra tới làng Thụi xem, ươn sạch.

- Cũng đúng!- Hoàng Anh Minh gật gù- Cá này là cá sông nên không làm như cá biển được. Cũng tiếc thật đó, không mang cá tươi này về biếu ông bà mình. CÁ béo và ngon thế này mà nấu cháo thì phải biết.

- Tiếc thật!- Kiệt cũng tặc lưỡi thế thôi. Rồi cậu quay lại hỏi bọn thằng Mếu xem có nguồn nước nào chảy vào hay ra khỏi hồ không.

- Có dòng nước chảy, nhưng ở bên kia hồ.

- Cho bọn tao ra xem nhé.

- Hôm nay thì thôi, mai đi, vì bơi thuyền mất nửa ngày là ít.

Đúng sớm hôm sau, bọn Kiệt cùng với lũ trẻ trong làng ra thăm nơi mà có dòng chảy duy nhất đây. Đó là một con suối nhỏ, nhưng vậy là đủ rồi.

Ở lại chơi thêm vài ngày với đám trẻ làng Triêm rồi bọn Kiệt tiếp tục chuyến đi. Bọn nó còn một ngôi làng nữa phải đi, làng Nhâm. So với làng Thụi tương đối giàu có nhờ nghề làm muối lậu, làng Triêm trù phú nhờ nguồn nước đủ đầy, làng Nhâm quả thực là một ngôi làng nghèo- đúng hơn là nghèo hơn hai làng kia và xêm xêm với làng Hồng Bàng. Địa thế ở đây là đồi núi xen với rừng, ít đất canh tác nông nghiệp, dân ở đây vừa làm ruộng vừa khai thác tài nguyên của rừng.

Ruộng ở đây là ruộng bậc thang, nước lấy trực tiếp từ nguồn nước mưa và những hồ nước đào và đắp trên đỉnh đồi nên năng suất lúa gạo phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên: mưa ít thì không có nước, mưa quá to thì trôi đất đá hại hoa màu,… Hơn nữa việc vận chuyển hoa màu lên xuống cũng chả tốt, rất mất sức.

Về việc khai thác tài nguyên rừng, thì chủ yếu là lấy gỗ để bán cho lái buôn. Gỗ ở đây cũng là loại tốt, được ưa thích, song đường xá khó đi, nên hai ba con trâu mới có thể kéo khúc gỗ mà dưới đồng bằng chỉ cần một con. Ngoài khai thác gỗ, một số thứ như mật ong hoặc quả rừng: thanh trà, gùi, … Mật ong rừng ngọt, một năm thu hoạch một vụ, đem bán lấy tiền cũng được kha khá, còn quả rừng thì hên xui, năm được thu mua năm không được thu mua, giá cả bấp bênh. Hơn nữa những thứ này cũng chẳng dễ thu hoạch, ong rừng đốt đau, lắm người đã chết vì bị ong đốt khi mà hun khói đuổi ong không hết, còn cây rừng thì cao, trèo lên không cẩn thận ngã chết như chơi. Mà lắm khi chết còn là may, ngã xuống không chết nhưng nằm một chỗ mới khổ.

Do kinh tế nơi đây phải vận dụng nhiều sức người, trẻ em chỗ này cũng sớm vào làm việc, không đứa nào rảnh rỗi mà ngồi chơi. Bọn trẻ ở đây không như đám ở làng Thụi, e ngại bố mẹ mà không dám làm quen, chúng nó lầm lí ít nói, chăm chú làm việc, không đứa nào rảnh mà đi chơi bời. Nhưng đó là ban sáng thôi, tối đến, trừ những đứa nào quá bận, còn không vẫn rủ nhau ra đồng chơi. Đúng là trẻ con thời nào thì cũng không biết mệt khi vui chơi vậy.

Kiệt làm quen sơ sơ được chục đứa, có giàu có nghèo, song bọn này thân nhau lắm, không hợm hĩnh gì, vì nói chúng đã sống ở làng Nhâm này thì không đoàn kết là toi. Bọn nhóc ở đây khỏe khoắn, giỏi võ, đi rừng tốt, nên những trò đấu võ, chạy thi, nhảy nhót đều là hàng đầu, thắng bọn Kiệt dễ dàng. Nhưng mà Kiệt biết nhiều trò vừa cần nhanh nhẹn, lại phải biết cách chơi như trò vật ngón tay cái. Trò này vừa khiến đám kia thích thú lắm. Hai bên chơi mãi không chán. Thế là thân.

Làm thân được ít lâu, bọn nó đồng ý dẫn đám nhóc Kiệt đi chơi quanh làng, đi thăm thú những chỗ kiếm ra tiền như ruộng, những khu rừng có nhiều quả dại ngọt, và quan trọng nhất là nơi có tổ ong.

Ruộng lúa thì đang làm đất, sau đó sẽ cần phải bơm nước nên máy bơm bán chạy. Xem qua thế đất, Kiệt thấy ruộng bậc thang ở đây có lẽ sẽ thích hợp cho việc bán những cái máy đạp chân, vì mang vác luôn lên đây mà làm cho gọn. Tất nhiên, máy xát gạo thì vẫn phải thiết kế như bản cũ. Nhưng ở đây có một cái lợi là địa thế cao nên có dòng nước chảy mạnh xuống, bánh xe nước chắc chắn chạy khỏe.